Wednesday, January 11, 2017

[Bạn có biết] Trái đất đang quay chậm lại, trong tương lai, mỗi ngày sẽ dài 25 tiếng

Dù sao thì Trái đất vẫn quay, nhưng sẽ ngày càng chậm lại. Theo ghi nhận của mình, các nhà thiên văn cho biết tốc độ quay của Trái đất đang chậm dần, mặc dù mức độ giảm thật sự không nhiều như những gì chúng ta nghĩ. Sau mỗi thế kỷ, độ dài của một ngày mặt trời (solar day), hay thời gian để trái đất tự quay quanh mình một vòng, tăng lên 1,8 mili giây (1,8/1000 giây), theo kết quả một nghiên cứu mới, sử dụng những dữ liệu quan sát thiên văn thu thập được từ năm 750 Trước công nguyên.


Theo kết quả này, ước tính vào khoảng 200 triệu năm nữa, mỗi ngày trên Trái đất sẽ dài cỡ 25 tiếng thay vì 24 tiếng như hiện tại. Trước đây, các nhà nghiên cứu từng biết được rằng Trái đất đang quay chậm đi vì ma sát gây ra bởi thủy triều, khi nước trên hành tinh bị “kéo” bởi lực hấp dẫn của mặt trăng. Tuy nhiên, dựa trên hiệu ứng thủy triều, các chuyên gia ước tính hiện tượng này khiến cho Trái đất quay chậm hơn 2,3 mili giây mỗi thế kỷ, chênh lệnh một chút so với kết quả nghiên cứu mới.

Sự khác biệt 2,3 mili giây hay 1,8 mili giây mỗi thế kỷ nghe có vẻ không có gì to tát, nhưng đó lại là đầu mối quan trọng để hiểu cách Trái đất của chúng ta đã thay đổi như thế nào từ giai đoạn kết thúc thời kỳ băng hà cuối cùng, cách đây khoảng 12.000 năm, khi băng ở các cực biến dạng kéo theo sự biến dạng tổng thể của hành tinh, theo Leslie Morrison, nhà nghiên cứu đã làm việc tại Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich (Anh) trong gần 40 năm qua.

Morrison và các đồng nghiệp của ông đã bắt đầu công việc đo đạc chuyển động quay của Trái đất trong nhiều thập kỷ qua. Nghiên cứu mới vừa được công bố có lẽ là nỗ lực toàn diện nhất từng được thực hiện, theo ông Morrison, xuất phát từ công tác bảo quản dữ liệu rất tốt của những người Babylon cổ đại. Ý tưởng của họ là kết hợp những công nghệ hiện đại ngày nay với quan sát của người xưa nhằm tạo ra một bản tính toán hoàn hảo nhất.

Năm 720 trước Công nguyên, nền văn minh này, thuộc Iraq ngày nay, đã lưu giữ các bản ghi chép trên những tấm đất sét, sử dụng hệ thống chữ viết gọi là chữ hình nêm. Khi các nhà khảo cổ phát hiện ra một vài tấm ghi này trong đống đổ nát tại thành Babylon vào năm 1800, phần chữ dường như đã bị mất và phải mất nhiều thập kỷ để có thể giải mã những nội dung còn sót lại trên đó.

May thay, các nhà khoa học hiện đại ngày nay phát hiện trên các tấm ghi chép này có chứa thông tin về hiện tưởng nhật thực, xảy ra khi mặt trăng di chuyển qua giữa Mặt trời và Trái đất, tạo nên một bóng đen to tướng trên hành tinh của chúng ta. Nhật thực gây ấn tượng rất mạnh đối với những người cổ đại, Morrison cho biết. Hiện tượng này khi xảy ra cũng làm cho thủy triều hoạt động mạnh hơn.

“Những mô tả về nhật thực toàn phần khá sống động, chẳng hạn như: ngày đột nhiên chuyển sang đêm và những ngôi sao xuất hiện”, ông mô tả về nội dung trong các bản khắc. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng thu thập những hồ sơ ghi lại các lần quan sát nhật thực từ Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp cổ và các khu vực Ả Rập cổ đại.


EmoticonEmoticon