"Chúng ta có cô đơn trong vũ trụ này? Theo tôi là không bởi sẽ còn nhiều Mặt Trời khác trong vũ trụ và trong các hệ này có nhiều hành tinh khác hỗ trợ sự sống. Nguyên nhân là nhiều hành tinh cách chúng ta vô cùng xa mà có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết tới liệu ở đó có những sinh vật sống hoặc thực vật hay không.” Đó chính là kết luận trong một nghiên cứu thất lạc vừa được phát hiện của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill
Churchill một trong những nhà lãnh đạo quan trọng trong Thế Chiến thứ 2, đồng thời còn được biết tới như một người có niềm đam mê khoa học. Vào những năm 1920, 30s, ông đã viết vài báo cáo khoa học phổ biến về tế bào, sự tiến hóa và hợp hạch hạt nhân. Ông thường đi gặp các nhà khoa học, thích phát triển công nghệ radar và chương trình hạt nhân của Anh trong suốt chiến tranh. Và vào những năm 1940, ông trở thành thủ tướng đầu tiên bổ nhiệm cố vấn khoa học cho mình, lúc bấy giờ là nhà vật lý Frederick Lindemann.
Trong quãng thời gian 1930s, Churchill đã có viết một bài về suy nghĩ của ông đối với sự sống ngoài Trái Đất. chưa rõ vì sao mảnh giấy bị thất lạc tới viện bảo tàng Missouri. Tới năm ngoái thì nhà nghiên cứu thiên văn học Mario Livio đã phát hiện ra và lần đầu tiên phân tích những gì mà khi xưa Churchill viết. Livio cho biết ông đã “đứng hình” khi lần đầu tiên đọc được bài viết dài 11 trang của Churchill về sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh.
Bài viết của Churchill đến với Livio cũng khá tình cờ khi mà hồi năm ngoái, trong một nghiên cứu, ông đã gặp Timothy Riley, giám đốc Viện bảo tàng quốc gia Churchill. Riley khi đấy đã cho Livio xem một vài viết có tiêu đề “Chúng ta có cô đơn trong vũ trụ?”. Livio hồi tưởng lại: “Trong công việc nghiên cứu của tôi, tôi thật sự rất rất thích thú với câu hỏi này. Tôi càng thấy đã hơn khi biết được một nhân vật lớn trong lịch sử cũng từng nói về điều này.”
Churchill soạn thảo bài viết này vào năm 1939, khi châu Âu đang trên bờ vực chiến tranh và sau đó tới những năm 1950, ông đọc lại nó một lần nữa. Ông có lẽ muốn công bố bài viết trên tờ báo News of the World tại London và sau đó tới những năm 1980, người ta đã hiến tặng bản ghi này cho viện bảo tàng. Trong bài viết, Churchill đã nêu quan điểm của ông về sự tồn tại của sự sống ngoài tinh, nghĩa là nhiều thập niên trước khi ngoại hành tinh đầu tiên được phát hiện vào năm 1990.
Điểm thú vị trong bài viết của Churchill chính là cách ông tiếp cận tới sự tồn tại và những câu hỏi khoa học về sự sống trên các hành tinh khác. Cách mà Churchill đặt vấn đề rất gần với quan điểm của các nhà khoa học hiện nay về vấn đề này. Người đứng đầu nước Anh còn đưa ra một số giả thuyết vốn được xem như một định hướng về việc tìm kiếm người ngoài hành tinh cho tới ngày nay.
Thí dụ như khi đó, Churchill nhấn mạnh rằng nước chính là yếu tố quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất và việc tìm kiếm nước trên các hành tinh khác đồng nghĩa với khả năng có sự sống trên đó. Ông còn nói rằng sự sống chỉ có thể tồn tại trong các vùng có “nhiệt độ ở giữa điểm đóng băng và điểm sôi của nước” - điều mà ngày nay chúng ta gọi là vùng ở được, một khu vực xung quanh sao chủ mà không quá gần (quá nóng) hoặc quá xa (quá lạnh) để tạo điều kiện cho nước lỏng tồn tại trên bề mặt.
Kể về cảm xúc khi đọc bài viết của Churchill, Livio cho biết: “Sau khi đọc, tôi thậm chí càng ấn tượng về cách ông tư duy và giải quyết vấn đề. Khi xưa ông nghĩ về sự sống ngoài hành tinh cũng giống như cách mà tôi nghĩ ngày nay. Khoa học thấm đẫm ở mọi thứ trong cuộc sống chúng ta ngày nay. Nhiều vấn đề mà thế giới đang đối mặt như biến đổi khí hậu, bệnh tật, nghèo đói,… cần các nhà khoa học giải quyết và sẽ tuyệt vời hơn nếu đó là một nhà khoa học có ảnh hưởng lớn hay quyền lực.”
EmoticonEmoticon