Sunday, February 19, 2017

[Thủ thuật] Kinh nghiệm nâng cấp SSD MacBook

Nâng cấp SSD là giải pháp hiệu quả để trẻ hóa hệ thống, khôi phục sự nhanh nhẹn vốn có của MacBook. Đặc biệt khi bạn đang dùng HDD truyền thống thì việc thay bằng SSD sẽ mang lại hiệu quả tức thì, cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu, giảm thời gian khởi động hệ điều hành và góp phần cải thiện hiệu năng tổng thể.


Vấn đề là họ nhà táo có nhiều dòng sản phẩm khác nhau, từ MacBook cho tới MacBook Air và phân khúc cao cấp nhất là MacBook Pro. Bên cạnh đó là các tùy chọn như màn hình Retina hoặc màn hình thông thường, tùy chọn kích cỡ màn hình từ 11,6 đến 15,4 inch. Thông tin bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để có thể chọn được SSD phù hợp, tránh sự nhầm lẫn không đáng có.

Chọn SSD phù hợp

SSD MacBook_tinhte.vn 2.jpg

Trước tiên, bạn cần kiểm tra cấu hình MacBook tại website hỗ trợ của Apple để xác định dạng thức (form factor) và chuẩn giao tiếp ổ cứng đang sử dụng. Chẳng hạn với mẫu MacBook later 2008 dùng trong bài viết trang bị ổ HDD truyền thống 2,5 inch, giao tiếp SATA 3.0 nên bạn có thể thay bằng bất cứ SSD nào miễn cùng form factor và chuẩn giao tiếp.

SSD MacBook_tinhte.vn 4.jpg

Tương tự Mac Mini và iMac cũng trang bị SSD 2,5 inch tiêu chuẩn nên có thể nâng cấp một cách dễ dàng. Tuy nhiên với các phiên bản hỗ trợ công nghệ Fusion Drive (FD), kết hợp giữa SSD và HDD nhằm khai thác ưu điểm tốc độ của SSD và dung lượng lưu trữ lớn của HDD thì dùng SSD giao tiếp PCI Express (PCIe) theo chuẩn thiết kế riêng do Apple đưa ra. Nếu MacBook bạn đang dùng trang bị ổ cứng công nghệ Fusion Drive thì việc nâng cấp sẽ không mang lại hiệu quả rõ rệt.

SSD MacBook_tinhte.vn 6.jpg
Lưu ý là MacBook Pro Retina và MacBook Air dùng SSD chuẩn riêng của Apple nên cơ hội nâng cấp không nhiều. Cụ thể các sản phẩm ra đời từ năm 2010 đến 2012 dùng SSD giao tiếp SATA 3.0 theo chuẩn riêng của Apple. Các máy từ 2015 đến 2015 dùng SSD giao tiếp PCIe và cũng tuân theo chuẩn kết nối riêng của Apple.

SSD MacBook_tinhte.vn 7.jpeg

SSD của MacBook Pro 13 inch bản 2016, nguồn: iFixit.


Từ năm 2016 trở đi, các mẫu MacBook của Apple tuy vẫn dùng SSD giao tiếp PCIe nhưng có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Khác với thế hệ cũ, SSD mới sử dụng 4 tuyến PCI Express 3.0 để truyền dữ liệu dựa theo giao thức NVMe nên tốc độ truy xuất có thể đạt mức 2.200 MB/s với tác vụ đọc và 3.100 MB/s với tác vụ ghi dữ liệu. Trong trường hợp này, chúng ta cũng không nên nâng cấp vì hiệu quả mang lại không tương xứng với chi phí bỏ ra.

Lưu ý trước khi nâng cấp

Nang cap SSD_hinh 2.jpg
  • Tạo bộ cài đặt hệ điều hành mới, tham khảo chi tiết cách tạo bộ cài đặt trong bài viết tại đây. Ngoài ra bạn cũng nên sao lưu những dữ liệu quan trọng và những ứng dụng phải cài lại sau khi nâng cấp.
  • Ngắt nguồn và tháo pin ra trước khi làm bất kỳ nâng cấp nào. Và để tránh bị tổn hại do tĩnh điện, bạn hãy sử dụng vòng tránh tĩnh điện.
  • MacBook dùng ốc vít chuẩn Torx dạng sao 6 cánh, khác với máy tính Windows dùng ốc vít Phillips chữ thập, nên cần bộ công cụ tương ứng.
  • Trong một số trường hợp như mẫu MacBook Pro 2016 13 inch, bạn phải tháo một số linh kiện thành phần trước và chúng cũng rất khó tháo rời do được cố định bằng keo dán có độ kết dính cao. Ngoài ra, phần nắp lưng cũng rất khó tháo rời. Vì vậy bạn nên nhờ ai đó rành hơn hoặc nhân viên kỹ thuật của nơi bán máy khi cần nâng cấp.
Thực hiện

Để tiện cho việc tham khảo, mình chia sẻ kinh nghiệm thực tế với mẫu MacBook later 2008. May mắn là nó dùng HDD truyền thống 2,5 inch, giao tiếp SATA 3.0 nên có thể thay bằng bất cứ SSD nào miễn cùng form factor và chuẩn giao tiếp.

SSD MacBook_tinhte.vn 8.jpg

Tắt máy và đặt nằm trên mặt phẳng rộng để dễ thao tác. Nhấn chốt gài ở mặt sau để làm bật nắp đậy bảo vệ khoang gắn ổ cứng và pin bên dưới.

SSD MacBook_tinhte.vn 9.jpg

Xác định vị trí của pin và nhấc lên một cách nhẹ nhàng để tháo rời.


SSD MacBook_tinhte.vn 10.jpg

Về phần ổ cứng, chúng thường được gắn chặt vào khung máy nhờ các ốc vít. Lần lượt gỡ từng ốc vít cố
định, tháo cáp kết nối, tháo ốc vít ở mỗi cạnh bên của ổ cứng.


SSD MacBook_tinhte.vn 1.jpg

Thực hiện theo trình tự ngược lại với SSD và gắn nó trở lại khoang chứa. Gắn pin, đóng nắp bảo vệ, cắm USB chứa bộ cài Mac OS và nhấn giữ phím Option trong lúc khởi động để vào mục Start Up Manager. Chọn cài đặt hệ điều hành mới và kể từ lúc này, bạn có thể kiểm nghiệm thành quả của mình.


EmoticonEmoticon